fbpx

Tìm hiểu về con rươi và các món ngon làm từ rươi

bắt rươi Tứ Kỳ

Với nhiều người thì rươi là đặc sản ngon số 1 Việt Nam, rươi gắn với văn hóa Việt, trở thành đặc sản ẩm thực tinh tế và đậm đà. Rươi có nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhưng nổi tiếng và ngon nhất là ở Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương.

Con rươi thường sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ. Mỗi năm chỉ xuất hiện ngắn ngủi một số ngày, rươi chỉ nổi nhiều tập trung nhất vào ngày 20.9 và 5.10 âm lịch mỗi năm. Từ rươi người ta chế biến ra được khá nhiều món ăn như chả rươi, mắm rươi, rươi nấu riêu, rươi xào củ niễng, kho, hấp. Món nào cũng thơm, ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Mỗi món đều có sự hấp dẫn, trong đó chả rươi là món ăn giàu dinh dưỡng nhờ sự kết hợp giữa các gia vị đặc trưng của từng vùng miền.

Tìm hiểu về con rươi và các món ngon làm từ rươi - Hồn Việt Store
chả rươi Tứ Kỳ

Tuy nhiên, để chế biến món chả rươi an toàn, người nội trợ cần phải khéo léo trong từng công đoạn. Nếu như không biết lựa chọn, chế biến và sử dụng đặc sản này sẽ rất dễ đến nhiều nguy hại khôn lường cho sức khỏe. Khi mua rươi phải chọn những con lớn, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Kinh nghiệm mua rươi tươi mới là chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì đa số rươi phía dưới bị đè, vỡ bụng, có màu tanh. Rươi sắp chết là những con nhỏ, gầy, có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy. Chú ý khi rửa rươi cần thả rươi vào chỗ nước dùng tay đặt nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, rửa chừng 3 lần cho sạch, bớt bùn, rác. Rươi sạch vớt ra để ráo nước chuẩn bị làm lông để khi ăn không bị ngứa rát cổ dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào dùng đũa khuấy nhẹ khi thấy bùn chân, và lông rơi rụng nổi lên thì vớt rươi ra và chế biến món ăn.

Chả rươi được xem là đặc sản vì rất hiếm, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có 81.9g nước, 12.4g protit, 4.5g lipit cung cấp cho cơ thể được 92 Calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng khi đem so với thịt bê non. Ngoài ra còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm. Khi chế biến rươi người nội trợ nên cho vào vỏ quýt vào làm gia vị bởi theo đông Y vỏ quýt hay còn gọi là trần bì có rất nhiều tác dụng, trong đó có tác dụng phòng và chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Rươi là loài sống ở dưới nước cùng bùn cát do đó chúng không thể tránh khói bị nhiễm chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là nước ở khu vực nước bị ô nhiễm nhiều. Đặc biệt khi chết rươi dễ bị phân hủy, sinh ra nhiều độc tố. Do đó ăn phải rươi chết sẽ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp. Nặng nề hơn là nguy hiểm đến tính mạng.

Rươi có rất nhiều đạm, nhiều hơn các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… nên không phải ai cũng ăn được rươi, đặc biệt là người bị bệnh gút, bà bầu không nên ăn rươi.

81 / 100 SEO Score

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *